Sử dụng Curcuma pseudomontana

Trong quá khứ củ của C. pseudomontana được người bản địa luộc ăn khi lương thực khan hiếm và đắt đỏ.[2] Hiện nay, C. pseudomontana được sử dụng để sản xuất bột dong, cũng như luộc để ăn như một nguồn cung cấp tinh bột trong thời kỳ đói kém và sử dụng trong y học địa phương và bộ tộc. Lá được dùng làm đồ đựng thức ăn. Nó cũng được mua bán thương mại như một cây thuốc.[5]

Rễ được luộc kỹ để ăn và được cho là có ích trong việc chống lại phong cùi, kiết lỵ, bệnh tim mạch và suy nhược nói chung. Các bộ tộc Savara ở Đông Ghats tại bang Andhra Pradesh sử dụng các chất chiết xuất từ củ để điều trị bệnh vàng da. Các bộ tộc Jatapu và Kaya đắp bột củ nóng ấm để điều trị các bộ phận cơ thể bị sưng tấy. Phụ nữ các bộ tộc Jatapu và Savara ăn củ luộc để tăng tiết sữa. Các bộ tộc Khand đắp bột củ lên đầu để làm mát. Người Kukus-Mukus ăn củ tươi và cho rằng có tác dụng thanh lọc máu.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Curcuma pseudomontana //doi.org/10.2305%2FIUCN.UK.2013-1.RLTS.T22486190A... //dx.doi.org/110.1002%2Ftax.591025 http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=7... http://powo.science.kew.org/taxon/796466-1 http://wcsp.science.kew.org/namedetail.do?name_id=... http://www.plantsoftheworldonline.org/taxon/urn:ls... http://www.theplantlist.org/tpl1.1/record/kew-2352... http://legacy.tropicos.org/Name/100174921 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/tax.59...